Bước tới nội dung

Canthigaster amboinensis

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Canthigaster amboinensis
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Tetraodontiformes
Họ (familia)Tetraodontidae
Chi (genus)Canthigaster
Loài (species)C. amboinensis
Danh pháp hai phần
Canthigaster amboinensis
(Bleeker, 1864)
Danh pháp đồng nghĩa
  • Psilonotus amboinensis Bleeker, 1864
  • Tropidichthys oahuensis Jenkins, 1903
  • Tropidichthys psegma Jordan & Evermann, 1903
  • Canthigaster polyophthalmus Pietschmann, 1938

Canthigaster amboinensis là một loài cá biển thuộc chi Canthigaster trong họ Cá nóc. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1864.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Từ định danh được đặt theo tên gọi của đảo Ambon (thuộc quần đảo Maluku, Indonesia), nơi mà mẫu định danh của loài cá này được thu thập (–ensis: hậu tố biểu thị nơi chốn).[2]

Phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

C. amboinensis có phân bố rộng khắp vùng biển Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, từ Đông Phi trải dài về phía đông đến quần đảo Hawaiiquần đảo Marquises, ngược lên phía bắc đến Nam Nhật Bản, giới hạn phía nam đến rạn san hô Great Barrierquần đảo Société; còn ở Đông Thái Bình Dương, C. amboinensis chỉ được biết đến qua vài mẫu vật lang thang tại quần đảo Galápagos.[1] Loài cá này cũng được ghi nhận tại cù lao Câu (Việt Nam).[3][4]

C. amboinensis sống trên rạn san hô ở đới mặt bằng rạn, độ sâu đến ít nhất là 16 m.[5]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở C. amboinensis là 15 cm.[5] Cá có màu nâu, bụng trắng. Thân và gốc vây đuôi có nhiều đốm nhỏ màu xanh óng, xen lẫn là những đốm nâu ở thân dưới. Đầu có các vệt đốm xanh đen ở hai bên má và mang, nhiều vệt xanh óng quanh mắt và trên mõm.

Số tia vây ở vây lưng: 11–12; Số tia vây ở vây hậu môn: 11; Số tia vây ở vây ngực: 16–17.[6]

Sinh thái[sửa | sửa mã nguồn]

Thức ăn chủ yếu của C. amboinensis là các loài rong san hô, bên cạnh đó chúng cũng ăn nhiều loài thủy sinh không xương sống khác như giun nhiều tơ, cầu gai, sao biển, hải miênđộng vật giáp xác, cũng như cả san hô.[1]

C. amboinensis sống theo chế độ hậu cung, một con đực lớn có thể kèm theo khoảng 2–5 con cái nhỏ hơn, và mỗi con cá cái lại chiếm giữ cho riêng mình một phần lãnh thổ.[7]

Thương mại[sửa | sửa mã nguồn]

C. amboinensis là một thành phần trong ngành thương mại cá cảnh biển.[1]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d Shao, K.; Liu, M.; Jing, L.; Hardy, G.; Leis, J. L. & Matsuura, K. (2014). Canthigaster amboinensis. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2014: e.T193675A2258615. doi:10.2305/IUCN.UK.2014-3.RLTS.T193675A2258615.en. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2023.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ Christopher Scharpf (2022). “Order Tetraodontiformes”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database.
  3. ^ Nguyễn Hữu Phụng (2002). “Thành phần cá rạn san hô biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa học "Biển Đông-2002": 275–308.
  4. ^ Mai Xuân Đạt; Nguyễn Văn Long; Phan Thị Kim Hồng; Hoàng Xuân Bền (2021). “Hiện trạng và biến động quần xã cá rạn san hô ở Khu Bảo tồn biển Hòn Cau, tỉnh Bình Thuận” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 21 (4A): 153–172. ISSN 1859-3097.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  5. ^ a b Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Canthigaster amboinensis trên FishBase. Phiên bản tháng 2 năm 2024.
  6. ^ Margaret M. Smith; Phillip C. Heemstra biên tập (2012). Smiths’ Sea Fishes. Springer Science & Business Media. tr. 898. ISBN 978-3-642-82858-4.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
  7. ^ Sikkel, Paul C.; Sikkel, Niko M. (2012). “First report of spawning and social organization in Hawai'ian Ambon Toby, Canthigaster amboinensis (PDF). Ichthyological Research. 59 (4): 394–395. doi:10.1007/s10228-012-0290-2. ISSN 1616-3915.